Lợi ích & 9 phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả

Chống thấm tầng hầm là phương pháp xử lý chống thấm nước  từ ngoài tường vào trong hay từ dưới lên trên. Việc chống thấm cho tầng hầm nhà cao tầng nhằm mục đích tăng yếu tố mỹ quan, tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ. Hãy cùng Kho Phụ Kiện Xây Dựng tìm hiểu bảng giá, quy trình thi công và vật liệu tốt nhất để chống thấm tường, vách tầng hầm nhé. 

Chống thấm tường tầng hầm

Chống thấm tường tầng hầm là phương pháp chống thấm dột từ dưới lên trên, chống thấm ngầm từ ngoài tường vào trong. Tường tầng hầm được xử lý chống thấm tường ngoài tầng hầm được thực hiện sau khi đổ bê tông lót và lắp đặt cốt thép dầm, sàn tầng hầm. 

Quy trình chống thấm tường tầng hầm

Chuẩn bị vệ sinh bề mặt trước khi xử ký chống thấm

  • Tẩy rửa sạch sẽ bụi bẩn bám trên bề mặt vách tầng hầm
  • Tạo ẩm bề mặt trước khi phun hóa chất chống thấm
  • Pha trộn vật liệu chống thấm
  • Hòa trộn vật liệu chống thấm gốc xi măng Lanko K11 Matryx 202 với nước tỷ lệ 25kg và 7,5 lít nước sạch
  • Sau đó đổ khoảng 7,5 lít nước sạch vào thùng Lanko K11 Matryx 202 vào, dùng máy khuấy tốc độ chậm khuấy đều trong khoảng thời gian 3 phút, để vật liệu nghỉ 3 phút.
  • Trước khi phun khuấy lại hỗn hợp

Thi công vật liệu chống thấm tường tầng hầm

Sau khi pha trộn vật liệu chống thấm dột , bạn chuẩn bị bắt tay vào thực hiện thi công xử lý chống thấm tường tầng hầm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Phun hỗn hợp lên bề mặt bằng tường bằng máy phun chuyên dụng, đưa tay đều và phủ kín bề mặt

Bước 2: Tiến hành phun bề mặt hết lớp thứ nhất, sau đó chờ se bề mặt rồi phun tiếp lớp thứ 2.

Bước 3: Khi lớp vật liệu chống thấm thứ nhất se bề mặt khoảng 3 – 4 giờ ở trong điều kiện thời tiết bình thường. Bạn kiểm tra sờleen bề mặt thấy ẩm bề mặt nhưng không dính tay thì bạn tiếp tục bắt đầu phun lớp thứ 2.

Phương pháp chống thấm vách tầng hầm

Thực hiện phương pháp chống thấm vách tầng hầm là biện pháp chống thấm cơ bản được khá nhiều người sử dụng. Ở cách làm này, mọi người có thể thực hiện theo 2 cách khác nhau tùy thuộc vào sở thích của từng cá nhân và tài chính của tất cả mọi người.

Phương pháp chống thấm vách tầng hầm
Phương pháp chống thấm vách tầng hầm

Chống thấm thuận (thực hiện chống thấm từ bên ngoài)

Phương pháp chống thấm này còn được mọi người gọi với tên khác là chống thấm thuận tầng hầm bởi chúng được thực hiện theo hướng nguồn gây thấm. Các bước thực hiện sẽ được bố trí từng bên ngoài vào trong và từ trên xuống đúng giống với kết cấu công trình.

Với những người thực hiện phương pháp chống thấm này khuyến khích mọi người làm sớm ngay từ khi hoàn thành móng cũng có thể chống thấm ngay. Ngược lại với những công trình đã được thi công xong có thể thực hiện đào mở để chống thấm.

Hiện tại, để có thể chống thấm thuận, mọi người có thể lựa chọn vữa chống thấm chịu áp lực nước. Vật liệu này sẽ giúp tạo nhám bề mặt cần chống thấm. Các bước thực hiện đơn giản mọi người có thể tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt (vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi bắt đầu để đạt chất lượng tốt nhất)
  • Bước 2: Pha và trộn vữa chống thấm theo đúng tỉ lệ mà nhà sản xuất đã ghi chi tiết trên bao bì
  • Bước 3: Sử dụng chổi hoặc máy phun áp suất cao để phun vữa xi măng lên trên bề mặt cần chống thấm
  • Bước 4: Sau khi thực hiện xong, mọi người trát thêm một lớp xi măng mác 75 nhằm bảo vệ lớp chống thấm vừa được tạo ra.

Chống thấm nghịch: thực hiện chống thấm từ bên trong

Đây là một trong những phương pháp chống thấm tầng hầm khá phổ biến tuy nhiên chúng chỉ được thực hiện khi chống thấm bên ngoài không thể thực hiện được.

Mọi người cần thực hiện chống thấm các vết nứt, khe thấm tại các vách bê tông sau khoảng một thời gian dài sử dụng.

Trong những trường hợp vách yếu lời khuyên của Phụ Kiện Xây Dựng mọi người cần áp dụng biện pháp gia cố kết cấu bê tông từ những sợi carbon.

Phương pháp chống thấm sàn đáy tầng hầm

Đáy tầng hàm là vị trí tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh và hơn nữa đây cũng là điểm thấp nhất của tòa nhà vì vậy khả năng cao sẽ chịu áp lực lớn từ thủy tĩnh lớn nhất, độ chênh lệch nhiệt độ cao nhất.

Phương pháp Chống thấm sàn đáy tầng hầm
Phương pháp Chống thấm sàn đáy tầng hầm

Để đảm bảo được chất lượng công trình thì việc đầu tiên chúng ta phải thi công chống thấm đáy tầng hầm, các bước làm khá đơn giản, tham khảo ngay dưới đây:

Thực hiện chống thấm khi công trình đang thi công

Bước 1: Chuẩn bị thi công (vệ sinh sạch bề mặt, loại bỏ rác và sử dụng nước tạo độ ẩm cho sàn nhà nhưng tuyệt đối không được để đọng nước)

Bước 2: Tiến hành pha trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất đã quy định in trên bao bì. Mọi người có thể tưới hoặc phun lên trên bề mặt bê tông lót.

Mọi người cần lưu ý luôn bảo dưỡng công trình trong khoảng 3 giờ đồng hồ, khi bề mặt khô mọi người có thể đổ bê tông lên bề mặt.

Thi công chống thấm đáy tầng hầm sau một khoảng thời gian sử dụng

Với những công trình đã trải qua thời gian sử dụng thì cần phải có những biện pháp chống thấm tối ưu hơn. Để có kết quả tốt nhất mọi người có thể áp dụng phương pháp chống thấm đáy tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược bằng màng bitum.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Mọi người cần loại bỏ bụi bẩn, cát đá và không để sàn đáy dính tạp chất.

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Mọi người tiến hành quét một lớp lót chống thấm dưới dạng lỏng lên trên bề mặt sàn đáy tầng hầm.
  • Mọi người đợi màng lót khô rồi sử dụng đèn khò khí ga đốt nóng chảy màng bitum lên và miết chặt màng dán lên bê tông bằng con lăn.
  • Cuối cùng có thể ngâm nước trong khoảng 1 ngày sau đó kiểm tra và nghiệm thu và hoàn tất công trình chống thấm hiệu quả.

Cách xử lý Chống thấm cho tầng hầm đã có bề mặt thi công trước

Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Chống thấm ở trong tầng hầm đã có bề mặt thi công trước

Đây là phương pháp chống thấm tầng hầm được bắt đầu khi bề mặt đã được hoàn thiện và chuẩn bị sẵn sàng. Mọi người có thể thi công thông qua một số bước sau để có kết quả chống thấm tốt nhất:

Bước 1: Loại bỏ sạch tất cả tạp chất trên bề mặt của tầng hầm

Bước 2: Tiến hành vệ sinh và làm phẳng bề mặt tầng hầm, khắc phục những vết lồi lõm, nứt trên bề mặt

Bước 3: Thực hiện trám bằng vữa chữa có chứa phụ gia

Dùng Sika Chống thấm tầng hầm

Dùng Sika Chống thấm tầng hầm
Dùng Sika Chống thấm tầng hầm

Sika chống thấm là một trong những phương pháp được mọi người sử dụng rộng rãi. Có thể nói, đây là giải pháp tối ưu bởi loại vật liệu này có nhiều ưu điểm:

  • Vật liệu được sản xuất ở dạng lỏng vì vậy tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình thi công và có thể bao phủ hết bề mặt vách và đáy tầng tầm
  • Khả năng thẩm thấm của các vật liệu sâu tạo được những tinh thể bền vững ngăn chặn khả năng xâm nhập của nước
  • Tính đàn hồi tốt, không lo bị co ngót và giúp cho công trình có độ bền trong khoảng thời gian dài.

Quy trình chống thấm tầng hầm bằng sika mọi người có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Chuẩn bị bề mặt thi công cần được sạch sẽ
  • Xử lý và bảo vệ cố định toàn bộ hệ thống đường ống cấp thoát nước nhằm tránh trường hợp đang thi công bị tràn nước
  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như máy móc cùng nhân lực.

Bước 2: Thi công chống thấm bằng sika

  • Cần xác định các rãnh nứt đục và loại bỏ các lớp bụi bẩn cùng vật liệu mọi người chỉ để lại phần lõi bê tông. Mọi người có thể dùng máy hơi công nghiệp để dọn vệ sinh sạch sẽ.
  • Gia cố lớp chống thấm bằng các lỗ hổng, khe nứt, rãnh tường… bằng hỗ hợp sika và vữa để đổ bù để không bị bỏ ngót. Tiến hành quấn thanh cao su tại cổ ống xuyên hầm, đổ bù vữa để cố định và bảo vệ bề mặt.
  • Bắt đầu quét lớp tạo dính lên trên bề mặt và phần cách của tầng hầm.
  • Chờ lớp lót khô sau đó tiến hành quét hóa chất lên trên bề mặt. Chúng tôi khuyến khích mọi người quét từ 2 – 3 lớp. Đợi thời gian khô giữa các lớp ước tính trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Bước 3: Kiểm tra kết quả bằng cách thử cùng với nước và bàn giao công trình.

Dùng sơn chống thấm xử lý chống thấm tường tầng hầm

Dùng sơn chống thấm xử lý chống thấm tầng hầm
Dùng sơn chống thấm xử lý chống thấm tầng hầm

Sơn chống thấm được coi là một trong những vật liệu chống thấm khá phổ biến bởi chúng có chứa những lợi thế vượt trội có thể nhắc đến như:

  • Các bước thi công chống thấm tường tầng hầm được đơn giản hóa nhiều công đoạn
  • Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sơn khác nhau từ đó khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn
  • Loại sơn này có thể dùng cho tất cả các công trình

Quy trình thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn, cụ thể:

Bước 1: bo góc chân tường của tầng hầm và bão hòa nước

  • Mọi người tiến hành làm sạch bể mặt bằng các vật dụng chuyên dụng. Sau đó mọi người tiến hàng bo góc chân tường tầng hầm
  • Bo góc chân tường tầng hầm bằng sơn chống thấm. Quét một lớp mỏng chống thấm, dưới lưới thủy tinh và bo góc với về mặt rộng khoảng từ 10 – 15cm

Bước 2: Thi công chống thấm bằng sơn

  • Tiến hành quét từ trên xuống dưới
  • Phần lớp chống thấm có độ dày trung bình khoảng 1mm/lớp và mỗi lớp kéo dài từ 1 – 2kg. Tùy thuộc vào diện tích tầng hầm khối lượng sẽ có thể tăng lên.

Chống thấm đáy tầng hầm bằng màng khò nóng

Chống thấm đáy tầng hầm bằng màng khò nóng
Chống thấm đáy tầng hầm bằng màng khò nóng

Phương pháp chống thấm này sử dụng màng bitum – loại vật liệu chống chịu được áp lực nước tương đối cao từ đó giúp công trình có độ bền và tuổi thọ dài hơn có thể lên đến hơn 20 năm.

Những cách chống thấm được sử dụng cho vách ngoài, vách trong và sàn đáy tầng hầm. Cách thực hiện tương đối đơn giản mọi người có thể tham khảo:

Bước 1: Quét lớp tạo dính

  •  Mọi người có thể sử dụng lu sơn để thi công trên bề mặt của tầng hầm. Dàn mỏng và đều lớp tạo dính lên bề mặt
  • Xử lý nhanh chóng những vết nứt, lồi hoặc lõm
  • Đợi lớp tạo dính được khô và chuẩn bị dán màng khò (màng bitum) chống thấm

Bước 2: Chọn màng chống thấm bitum

  • Tiến hành kiểm tra lớp màng và bề mặt cần dán úp
  • Đặt các cuộn màng vào vị trí cần thi công
  • Dùng đèn khò nóng để dán trên bề mặt màng chống thấm
  • Cuốn ngược màng chống thấm nhằm đảm bảo vị trí và hướng chống thấm không bị thay đổi
  • Có thể dùng đèn khò gas để làm chảy và tạo độ dính đã quét lên bề mặt trước đó
  • Ngọn lửa được lướt qua để lớp chống thấm dính trên bề mặt
  • Miết và ép phần màng chống thấm thật chặt

Trong quá trình thực hiện nếu màng dính bị phồng bạn hãy khắc phục bằng cách đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Xử lý Chống thấm sàn tầng hầm bằng màng tự dính

Xử lý Chống thấm sàn tầng hầm bằng màng tự dính
Xử lý Chống thấm sàn tầng hầm bằng màng tự dính

Sử dụng màng tự dính để chống thấm khá phổ biến ở thời điểm hiện tại bởi chúng mang đến hiệu quả cao. Cách thực hiện

  • Trải màng chống dính và bóc lớp nilon phía trên bề mặt rồi dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công
  • Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ giao động trong khoảng từ 70 – 100mm.
  • Trát thêm lớp bê tông dày khoảng từ 3 – 4cm lên trên bề mặt chống thấm sau khi đã dán xong để bảo vệ bề mặt chống thấm.

Xử lý Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất

Với phương pháp chống thấm tầng hầm này mọi người có thể thực hiện như sau:

  • Vệ sinh và làm ẩm bề mặt tầng hầm
  • Quét hóa chất lên trên bề mặt đã được vệ sinh trước đó
  • Ứng với mỗi loại hóa chất cách nhau khoảng từ 2 – 4 tiếng.

Mọi người thực hiện thao tác quét đến lớp thứ 2 sao cho vuông góc với lớp thứ nhất.

Sử dụng biện pháp chống thấm ngược để chống thấm vách tầng hầm

Sử dụng biện pháp chống thấm ngược để chống thấm vách tầng hầm
Sử dụng biện pháp chống thấm ngược để chống thấm vách tầng hầm

Đây cũng là một trong những biện pháp được mọi người đánh giá khá cao. Mang đến hiệu quả tích cực nhưng cách thực hiện đơn giản, cụ thể:

  • Xử lý và vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công
  • Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi chống thấm
  • Dùng các vật liệu như màng khò nóng hoặc vật liệu chống thấm dạng phun quét để thi công
  •  Kiểm tra lại khả năng chống thấm, nghiệm thu và bàn giao lại công trình.

Bảng báo giá thi công chống thấm tầng hầm mới nhất 2023

STT Phương pháp thi công chống thấm tầng hầm Đơn giá (VNĐ)
1 Màng khò chống thấm độ dày 3 – 4mm 170.000 – 200.000
2 Chống thấm tầng hầm với chống thấm gốc xi măng 2 thành phần 120.000 – 180.000
3 Chống thấm gốc polyurethane một thành phần 250.000 – 300.000
4 Sử dụng sơn chống thấm tầng hầm 70.000 – 130.000

Nguyên nhân chủ yếu khiến tầng hầm bị thấm dột

Nguyên nhân chủ yếu khiến tầng hầm bị thấm dột
Nguyên nhân chủ yếu khiến tầng hầm bị thấm dột

Thực tế hiện nay, tầng hầm là vị trí thấp nhất của căn nhà do đó hiện tượng thấm dột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc xảy ra hiện tượng này có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Do thi công chống thấm sơ sài

Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng tầng hầm bị thấm dột. Thi công chống thấm sơ sài không đảm bảo do kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không đạt chuẩn từ đó những quy trình chống thấm không được đảm bảo.

Do bởi toàn bộ công trình không thực hiện chống thấm bằng phương pháp tốt ngay từ thời gian đầu vì vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì những công trình bị thấm dột nghiêm trọng.

Dùng bê tông kém chất lượng

Bê tông kém chất lượng cũng là một trong những yếu tố không đảm bảo gây lên hiện tượng thấm dột sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian. Như mọi người cũng biết được rằng, bê tông ó thể đàn hồi vã giãn nở do đó rất đặc và chắc.

Nếu thi công đúng kỹ thuật, vật tư chất lượng thì chắc chắn sẽ không bao giờ xuất hiện được những mao quản. Trừ những trường hợp dùng vật liệu kém thì công trình mới có hiện tượng thấm dột.

Do địa thế tầng hầm

Thông thường, tầng hầm sẽ là công trình xây gầm bên dưới do đo phải chịu rất nhiều tác động của các mạch nước ngầm cũng như toàn bộ hệ thống cấp thoát nước của công trình xây dựng vì vậy hoàn toàn không thể tránh khỏi tình trạng thấm nước.

Do điều kiện khí hậu

Một trong những nguyên nhân khác khiến tầng hầm bị thấm đó chính là ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. Bởi nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì vậy tình trạng nồm ẩm kéo dài, độ ẩm không khí cao khả năng cao gây phá hủy bề mặt và cấu trúc vật tư. Từ đó, nước sẽ xâm nhập liên tục và gây ra hiện tượng thấm.

Hậu quả của việc không chống thấm tầng hầm

Hậu quả của việc không chống thấm tầng hầm
Hậu quả của việc không chống thấm tầng hầm

Tầng hầm bị thấm dột nghiêm trọng nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường:

  • Tầng hầm xuất hiện ẩm mốc, rêu, nguy cơ tăng vi khuẩn và gây hại đến sức khỏe của con người
  • Công trình nhanh xuống cấp, kết cấu công trình không được vững chắc
  • Độ ẩm bên trong tầng hầm ngột ngạt
  • Tính thẩm mỹ không đạt
  •  Di chuyển bị trơn trượt vô cùng nguy hiểm

Lợi ích việc chống thấm tầng hầm

Lợi ích việc chống thấm tầng hầm
Lợi ích việc chống thấm tầng hầm

Chống thấm tầng hầm là việc làm cần thiết mà bạn cần thực hiện luôn, điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Ngăn lũ lụt bên trong tầng hầm
  • Đảm bảo kết cấu công trình
  • Duy trì môi trường trong lành cho tất cả mọi người

Bảng giá một số phương pháp chống thấm tầng hầm được Kho Phụ Kiện Xây Dựng gợi ý đến bạn đọc chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Không những vậy, đơn giá này sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thi công và mức độ sự cố sao cho phù hợp đồng thời sẽ có báo giá chi tiết khi khách hàng chọn vật liệu và trang thiết bị.

Tổng hợp những thông tin về chống thấm tầng hầm đã được đưa ra trong bài chia sẻ phía trên. Hy vọng rằng từ những kiến thức chúng tôi gửi đến bạn sẽ giúp mọi người dễ dàng đánh giá và lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp nhé.

Trả lời