Bảng giá ván ép gỗ & Ưu điểm, kích thước ứng dụng

Giữa vô vàn loại ván ép trên thị trường, bạn đang phân vân không biết chọn loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng? Vậy thì đừng lo! Trong bài viết này, Kho Phụ Kiện Xây Dựng sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết như đặc điểm, bảng giá, kích thước, ứng dụng các loại ván ép. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại ván ép ưng ý nhất! 

Ván ép là gì?

Ván ép (hay còn được gọi với những cái tên khác như: ván ép vân gỗ, ván plywood, gỗ dán) được ứng dụng phổ biến trong xây dựng và trong sản xuất đồ nội thất (bàn ghế, tủ, đồ nhà bếp,…).

Các loại ván ép gỗ này được cấu tạo bởi nhiều tấm gỗ mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo hướng vân gỗ. Các lớp gỗ sẽ liên kết với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực.

Thông thường, chất liệu để sản xuất ván ép là gỗ cứng, gỗ mềm hoặc sự kết hợp giữa cả hai loại gỗ. Trên thị trường hiện nay, đa số các loại ván ép được cấu tạo từ ít nhất 3 lớp veneer.

Độ dày rất đa dạng 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm, giúp bạn có thể linh hoạt lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

van-ep-la-gi
Cấu tạo của ván ép là nhiều tấm gỗ nhỏ

Bảng giá ván ép mới nhất

Bên cạnh loại ván ép, chất lượng của ván ép, người mua rất quan tâm tới mức giá của chúng. Hiểu được điều này, Kho Phụ Kiện Xây Dựng đã tổng hợp bảng giá của một số loại ván ép tiêu biểu trên thị trường để bạn có thể dễ dàng tham khảo!

Bảng giá ván ép giá rẻ

Chắc hẳn, khi nghe tới cụm từ “ván ép giá rẻ”, bạn sẽ thắc mắc không biết đó là loại ván nào? Trên thực tế, ván ép có giá thành rẻ hơn so với mặt bằng chung thường là những loại dùng cho bao bì, đóng gói, đóng kiện hàng.

Kích thước của chúng thường được tính theo đơn vị “mm” hoặc “ly”. Dưới đây là bảng giá cụ thể, mời bạn tham khảo!

STT Kích thước: Dài x Rộng x Độ dày Giá bán Tiêu chuẩn
1 1220 x 2440 x 3 ly 78.000 VNĐ BC
2 1220 x 2440 x 4 ly 88.000 VNĐ BC
3 1220 x 2440 x 6 ly 110.000 VNĐ BC
4 1220 x 2440 x 8 ly 130.000 VNĐ BC
5 1220 x 2440 x 10 ly 160.000 VNĐ BC
6 1220 x 2440 x 12 ly 185.000 VNĐ BC
7 1220 x 2440 x 14 ly 210.000 VNĐ BC
8 1220 x 2440 x 16 ly 240.000 VNĐ BC
9 1220 x 2440 x 18 đến 30 ly 280.000 VNĐ BC
10 1000 x 2000 x 3 ly 58.000 VNĐ BC
11 1000 x 2000 x 4 ly 68.000 VNĐ BC
12 1000 x 2000 x 6 ly 90.000 VNĐ BC
13 1000 x 2000 x 8 ly 115.000 VNĐ BC
14 1000 x 2000 x 10 ly 140.000 VNĐ BC
15 1000 x 2000 x 18 đến 30 ly 180.000 VNĐ BC

Bảng giá ván ép chịu nước

Kế tiếp ván ép giá rẻ là ván ép chịu nước. Với chất lượng gỗ tốt hơn cùng khả năng chịu nước cao hơn, loại ván ép này có mức giá cao hơn so với ván ép giá rẻ. Vậy mức giá của chúng chênh lệch nhau như thế nào, mời bạn tham khảo bảng giá ngay dưới đây!

STT Kích thước: 1220 x 2440 mm Giá thành
1 1220mm x 2440 mm x 6 mm 220.000 VNĐ
2 1220mm x 2440 mm x 7 mm 230.000 VNĐ
3 1220mm x 2440 mm x 8 mm 250.000 VNĐ
4 1220mm x 2440 mm x 9 mm 270.000 VNĐ
5 1220mm x 2440 mm x 10 mm 280.000 VNĐ
6 1220mm x 2440 mm x 11 mm 290.000 VNĐ
7 1220mm x 2440 mm x 12 mm 300.000 VNĐ
8 1220mm x 2440 mm x 13 mm 310.000 VNĐ
9 1220mm x 2440 mm x 14 mm 320.000 VNĐ
10 1220mm x 2440 mm x 15 mm 360.000 VNĐ
11 1220mm x 2440 mm x 16 mm 370.000 VNĐ
12 1220mm x 2440 mm x 17 mm 380.000 VNĐ
13 1220mm x 2440 mm x 18 mm 420.000 VNĐ
14 1220mm x 2440 mm x 19 mm 450.000 VNĐ
15 1220mm x 2440 mm x 20 mm 470.000 VNĐ
16 1220mm x 2440 mm x 21 mm 510.000 VNĐ
17 1220mm x 2440 mm x 22 mm 530.000 VNĐ
18 1220mm x 2440 mm x 23 mm 570.000 VNĐ
19 1220mm x 2440 mm x 24 mm 590.000 VNĐ
20 1220mm x 2440 mm x 25 đến 30 mm 900.000 VNĐ

Bảng giá ván ép phủ phim

Ván ép phủ phim là một vật liệu quen thuộc ở các công trình xây dựng, chúng thường được làm khuôn đúc bê tông. Có thể nói, trong các loại gỗ ván ép xây dựng, gỗ của ván ép phủ phim có chất lượng tốt nhất, đồng nghĩa với việc mức giá sẽ cao hơn. Dưới đây là bảng giá của ván ép phủ phim, mời bạn tham khảo!

STT Kích thước: Dài x rộng x độ dày Tiêu chuẩn Giá thành
1 1220 mm x 2440 mm x 12 mm Eco Form 315.000 VNĐ
2 1220 mm x 2440 mm x 15 mm 360.000 VNĐ
3 1220 mm x 2440 mm x 18 mm 405.000 VNĐ
4 1220 mm x 2440 mm x 21 mm 480.000 VNĐ
5 1220 mm x 2440 mm x 12 mm Prime Form 360.000 VNĐ
6 1220 mm x 2440 mm x 15 mm 380.000 VNĐ
7 1220 mm x 2440 mm x 18 mm 430.000 VNĐ
8 1220 mm x 2440 mm x 21 mm 500.000 VNĐ
9 Hoặc sản xuất theo yêu cầu của khách hàng

Bảng giá ván ép coppha gỗ đỏ, chịu nước

Ván ép coppha thường được cùng để đổ sàn, đổ đà cột. Đối với loại dùng cho đổ sàn, kích thước thường là 1m22 x 24mm và 1m x 2m, độ dày ván từ 12ly, 15ly và 18ly. Đối với loại coppha đà và coppha cột, chiều ngang thường từ 15cm đến 60cm và chiều dày ván 3m5 đến 4m.

Dưới đây là bảng giá của 2 loại: ván ép coppha gỗ đ và ván ép coppha dùng để đổ sàn:

Bảng giá ván ép coppha gỗ đỏ:

STT Kích thước của ván Độ dày của ván Giá thành/ tấm
1 Mặt 15 x 4m 17-18 mm 59.000 VNĐ
2 Mặt 20 x 4m 17-18 mm 79.000 VNĐ
3 Mặt 25 x 4m 17-18 mm 98.000 VNĐ
4 Mặt 30 x 4m 17-18 mm 118.000 VNĐ
5 Mặt 35 x 4m 17-18 mm 137.000 VNĐ
6 Mặt 40 x 4m 17-18 mm 157.000 VNĐ
7 Mặt 45 x 4m 17-18 mm 176.000 VNĐ
8 Mặt 50 x 4m 17-18 mm 196.000 VNĐ
9 Mặt 55 x 4m 17-18 mm 216.000 VNĐ
10 Mặt 60 x 4m 17-18 mm 235.000 VNĐ

Bảng giá ván ép coppha phủ keo chịu nước (dùng để đổ sàn):

STT Kích thước: chiều dài x chiều ngang x độ dày Giá thành
1 2000mm x 1000mm x 12mm 180.000 VNĐ
2 2000mm x 1000mm x 15mm 210.000 VNĐ
3 2000mm x 1000mm x 18mm 230.000 VNĐ
4 2440mm x 1220mm x 12mm 280.000 VNĐ
5 2440mm x 1220mm x 15mm 305.000 VNĐ
6 2440mm x 1220mm x 18mm 340.000 VNĐ

Bảng giá ván ép LVL

Ván ép LVL thường được sản xuất với 2 tiêu chuẩn, đó là AB và BC. Dưới đây là bảng giá của ván ép LVL, mời bạn tham khảo:

STT Kích thước: rộng x dài x độ dày Tiêu chuẩn Giá thành/ khối
1 1000mm x 2000mm x 6mm AB hoặc BC 9.500.000 VNĐ
2 1220mm x 2440mm x 8mm AB hoặc BC 9.000.000 VNĐ
3 600mm x 2400 mm x 10mm AB hoặc BC 8.500.000 VNĐ
4 600mm x 4000mm x 12mm AB hoặc BC 8.000.000 VNĐ
5 600mm x chiều dài từ 2-4m x độ dày đến 30mm AB hoặc BC 7.800.000 VNĐ

Các loại ván ép được ưa chuộng sử dụng trên thị trường

Giữa hàng loạt các loại gỗ ván ép trên thị trường, người tiêu dùng vô hình chung bị loay hoay, phân vân, khó chọn được loại phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn đang nằm trong số đó, hãy để Kho Phụ Kiện Xây Dựng giúp bạn chỉ ra đặc tính của từng loại nhé!

Ván ép gỗ mềm

van-ep-go-mem
Ván ép gỗ mềm

Tại Việt Nam, ván ép gỗ mềm thường được làm từ những loại cây gỗ như: cây gỗ tạp, cây keo, cây trám, cây gỗ điều, gỗ cao su. Bên cạnh đó, cũng có những cây gỗ nhập khẩu được ứng dụng vào sản xuất tấm ván ép gỗ mềm có thể kể tới như: vân sam, thông, cây bạch, linh sam hoặc gỗ đỏ.

Ván ép gỗ mềm được ứng dụng phổ biến trong xây dựng và công nghiệp.

Ván ép gỗ cứng

van-ep-go-soi
Ván ép gỗ sồi là một loại ván ép gỗ cứng

Khác với ván ép gỗ mềm, tấm ván ép gỗ cứng được làm từ gỗ bạch đàn hoặc từ các cây gỗ nhập khẩu. Ở các nước châu Âu, người ta thường sản xuất ván ép gỗ cứng từ các loại gỗ như: gỗ gụ, gỗ sồi.

Với điểm nổi bật là cứng, chắc chắn, độ bền cát phẳng cao, khả năng chống va đập, chống rão vượt trội, ván ép gỗ cứng rất được ưa chuộng cho tường chịu lực nặng hoặc cho các kết cấu sàn. Ngoài ra, kết cấu ván ép định hướng còn có thể vận chuyển bánh xe cao.

Ván ép gỗ bạch dương

van-ep-go-bach-duong
Ván ép từ gỗ bạch dương

Nhắc tới tấm ván ép gỗ bạch dương, người ta nhắc ngay đến những ưu điểm vượt trội như: vân gỗ láng mịn, lực đàn hồi cao, cứng, chắc chắn, có khả năng chống bám đường, chống cong vênh,…

Đây là loại gỗ ván ép được ứng dụng nhiều trong các dự án cải tạo nhà, sản xuất đồ gỗ nội thất. Hoặc, nó cũng được sử dụng để sản xuất đồ chơi trẻ em (điển hình là nhà búp bê), đồ đạc trong sân chơi, thiết bị thể thao và âm nhạc.

Ván ép gỗ óc chó

van-ep-go-oc-cho
Ván ép gỗ óc chó

Ván ép gỗ óc chó có lớp bề mặt được làm từ gỗ óc chó, lớp lõi được làm từ các cây gỗ cứng như Keo, Bạch đàn, Cao su,… Loại gỗ ván ép này có thể chịu được độ ẩm, nước lạnh, nhưng không chịu được nước sôi hay mối mọt.

Ván ép từ gỗ sồi

van-ep-tu-go-soi
Ván ép gỗ sồi

Với sự chắc chắn, bền bỉ, bề mặt mang màu sắc tinh tế, sang trọng nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc vốn có, tấm ván ép gỗ sồi tự nhiên là loại vật liệu được ưa chuộng và thịnh hành trong thiết kế nội thất ở các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: nghệ thuật, xây dựng,…

Ván ép gỗ MDF

van-ep-mdf
Ván ép MDF

Ván ép gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) hay còn có tên gọi khác là “gỗ ván sợi mật độ trung bình”, được sản xuất từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng. Nhờ những tính năng như đa dạng mẫu mã, màu sắc, dễ thi công, không bị cong vênh, gỗ ván ép MDF được lựa chọn làm vật liệu để đóng vách, đóng trần nhà, làm hậu tủ, đóng kệ, khung…

Gỗ Ván ép PLYWOOD (ván ép vân gỗ)

van-ep-plywood
Tấm ván ép Plywood

Ván ép Plywood (hay còn gọi là “ván ép vân gỗ”, “ván gỗ ép”, “gỗ dán”) hiện nay được sử dụng nhiều trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất, cụ thể như: bàn ghế, tủ gỗ, sàn nhà, trần nhà, giường,…

Ván ép trang trí phủ bề mặt

van-ep-trang-tri-phu-be-mat
Tấm ván ép trang trí phủ bề mặt

Gỗ ván ép trang trí là loại ván được phủ lên bề mặt các lớp như melamine, laminate, veneer như Birch, Sồi, Ash, Thông, Okoume, Pintango… Hoặc, loại ván ép này cũng có thể được phủ các chất liệu khác như phủ giấy vân gỗ, phủ UV, phủ nhựa và các màu trơn xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, trắng…

Ván ép uốn cong

van-ep-uon-cong
Ván ép uốn cong

Với sự ra đời của các loại máy móc hiện đại, ván ép uốn cong cũng xuất hiện. Để sản xuất ra loại ván này, người ta sử dụng chất liệu gỗ mềm và dùng khuôn để uốn. Ván ép uốn cong thường được ứng dụng để sản xuất các mô hình ghế văn phòng, ghế cafe, bàn uốn cong,…

Ván ép tàu biển

van-ep-tau-bien
Ván ép tàu biển

Đặc tính của ván ép tàu biển (ván ép hàng hải) đã được thể hiện ngay qua tên gọi. Chắc hẳn bạn cũng có thể đoán được! Loại ván này được sử dụng trong các môi trường ẩm ướt, thậm chí thời gian ẩm kéo dài. Đặc biệt, nó còn có khả năng kháng nấm.

Ván ép xây dựng

van-ep-xay-dung
Ván ép xây dựng

Nhắc đến ván ép xây dựng, người ta luôn nhắc đến: ván ép coppha chịu nước, ván ép coppha phủ phim, ván ép coppha đỏ, ván ép coppha phủ keo chịu nước. Trong số đó, có lẽ ván ép phủ phim được dùng phổ biến nhất trong các công trình xây dựng. Loại ván ép này được ưa chuộng là bởi mang đến hiệu quả vượt trội, đảm bảo được tiến độ thi công.

Ván ép mỏng

van-ep-mong
Ván ép mỏng

Ván ép mỏng có giá thành rẻ hơn so với mặt bằng chung các loại ván ép. Độ dày của ván ép mỏng thường từ 2mm, 3mm, đến 5mm hoặc 2 ly, 3 ly, đến 5 ly. Kích thước thường là dùng chung 1m x 2m hoặc 1m22 x 2m44 hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Ưu điểm ván ép là gì?

uu-diem-cua-van-ep
Ván ép sở hữu nhiều tính năng vượt trội

Ván ép có điểm vượt trội gì mà lại được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống tới vậy? Mời bạn cùng tham khảo những ưu điểm của chúng!

  • So với việc mua gỗ tự nhiên, việc sử dụng ván ép sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
  • Ván ép thường cứng, chắc chắn, có khả năng chịu lực, chịu va đập tốt.
  • Với tay nghề cao của người thợ và quy trình sản xuất hiện đại, bề mặt của ván ép sáng, nhẵn, mịn, có tính thẩm mỹ cao.
  • Khả năng chống mối mọt, cong, vênh, nứt nẻ tốt, phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
  • Không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng.

Kích thước ván ép tiêu chuẩn?

Ở Việt Nam và các nước khu vực châu Á, kích thước ván ép tiêu chuẩn thường là: 1220mm x 2440mm, 1000mm x 2000mm và 1250mm x 2500mm.

Trong khi đó, ván ép ở Mỹ, các nước khu vực châu Âu có chiều rộng và chiều dài lớn hơn. Ví dụ, hiện nay, kích cỡ ván ép tại Anh phổ biến là 2135mm x 915mm và 3050mm x 1220mm,…

Độ dày của ván ép từ 3mm, 5mm, 7mm, 9mm cho đến 2mm, 4mm, 6mm, 8mm, 10mm cho đến 120mm.

Ứng dụng ván ép trong đời sống, xây dựng

Trong sản xuất đời sống cũng như trong xây dựng, không thể thiếu sự góp mặt của ván ép. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của ván ép:

  • Sản xuất đồ nội thất cho gia đình, ví dụ như: bàn ghế, tủ, kệ tivi, bàn ăn,…
  • Sản xuất đồ nội thất cho văn phòng, ví dụ như: bàn, ghế, kệ, tủ,…
  • Dùng làm coppha trong xây dựng nhà cửa.
  • Dùng làm ván lót giường, lót sàn, lót gác,…
  • Dùng làm nguyên liệu đóng tàu,…
ung-dung-cua-van-ep-trong-doi-song-xay-dung
Ván ép được sử dụng để sản xuất đồ nội thất

Quy trình sản xuất ván ép

Chuẩn bị nguyên liệu thô lõi ván ép

Chất liệu để làm nên ván ép có thể từ rất nhiều loại cây, ví dụ như: thông, vân sam, tuyết tùng đến gỗ gụ, tần bì, bạch dương, cao su, tràm,… Những loại cây gỗ kể trên đều sở hữu độ bền cơ lý cao, cùng đường vân đẹp, bắt mắt.

Các khúc gỗ sau khi được bóc vỏ sẽ trải qua quy trình xử lý phân loại theo tiêu chuẩn A, B, C, D. Quá trình xử lý thường kéo dài từ 12 đến 40 giờ đồng hồ, gồm có công đoạn ngâm hoặc nấu các khúc gỗ trong nước nóng để làm chúng mềm ra.

Bóc tách ván lạng veneer

Ngay sau đó, các khúc gỗ được bóc trên máy tiện để tạo thành những tấm gỗ mỏng, dài. Trong trường hợp có lỗi, các tấm gỗ sẽ được cắt bớt, tạo ra tấm veneer nhỏ hơn – những tấm có kích thước nhỏ hoàn toàn có thể nối với nhau tạo ra một tấm có kích thước thông thường.

Sau khi đã được cắt, các tấm gỗ cần được sấy khô để tránh co ngót sau khi chúng được dán lại với nhau thành sản phẩm cuối cùng. Những tấm ván lạng này có thể được sử dụng ngay hoặc được lưu trữ và sử dụng sau. Thêm nữa, chúng sẽ được sắp xếp thành các tờ mặt, lõi và mặt sau theo chất lượng khác nhau.

Tạo tấm ván ép thành phẩm

Tiếp đó, các tấm ván lạng veneer được đưa qua máy rải keo để phủ đều lớp keo lên 2 mặt. Các tấm ván lạng được xếp chồng lên nhau với điều kiện mặt sau ở dưới cùng, lõi ở giữa và mặt ở trên cùng.

Sau đó, chúng được đưa vào máy ép để nén, làm nóng, làm khô chất kết dính và đảm bảo tiếp xúc tốt giữa các lớp. Sau khi hoàn thành quá trình này, các tấm ván ép được cắt theo kích thước, các tấm cao cấp hơn sẽ được chà nhám để có độ hoàn thiện tốt nhất.

Đặc biệt, người thợ sẽ lấy một mẫu bất kỳ để kiểm định chất lượng của thành phẩm, bao gồm cả độ bền cơ học và các liên kết cũng như lượng khí thải formaldehyde.

Đóng gói ván ép, gia công OEM thương hiệu

Ván ép thành phẩm sẽ được phân loại theo chất lượng và bề mặt khác nhau. Sau đó, sản phẩm được đóng nhãn mác để khách hàng nhận biết được thương hiệu, chủng loại.

Đơn vị cung cấp ván ép chất lượng, giá rẻ

Trên thị trường hiện nay, không khó để tìm được các đơn vị cung cấp ván ép. Tuy nhiên, để lựa chọn được đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng không phải là điều dễ dàng.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được nơi tin tưởng, hãy đến với Kho Phụ Kiện Xây Dựng và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Chúng tôi cam kết:

  • Toàn bộ nhân viên đều sở hữu trình độ chuyên môn cao, am hiểu về ván ép, tự tin tư vấn, mang tới khách hàng giải pháp tối ưu nhất.
  • Cung cấp ván ép đa dạng chủng loại, mẫu mã, linh hoạt theo nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của khách hàng.
  • 100% ván ép có chất lượng tốt, ván cứng, chắc chắn và bền.
  • Bề mặt ván mịn, nhẵn, được thiết kế đẹp, có tính thẩm mỹ cao.
  • Luôn đón đầu các xu hướng ván mới nhất, hiện đại nhất trong nước và quốc tế.
  • Luôn có sẵn số lượng lớn để cung cấp cho khách hàng.
  • Bảng giá của các loại ván ép luôn được công khai, niêm yết để khách hàng nắm rõ. Đặc biệt, mức giá luôn phải chăng và có nhiều ưu đãi.

Vừa rồi, Kho Phụ Kiện Xây Dựng đã cung cấp tới bạn đọc tất cả những thông tin chi tiết về ván ép nói chung và từng loại ván ép nói riêng. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về ván ép và lựa chọn được loại phù hợp. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0923 575 999 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Trả lời